Đăng bởi cfccobay vào lúc 30/05/2022
Trong canh tác lúa, một đối tượng dịch hại có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến các yếu tố hình thành năng suất, đó chính là sâu đục thân. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà sâu đục thân sẽ có các hình thức gây hại tương ứng.
Sâu đục thân được xem là rất nguy hiểm, bởi vào thời điểm bà con nông dân phát hiện triệu chứng trên cây lúa cũng là lúc sâu đục thân đã chui vào bên trong thân cây lúa, rất khó để tiêu diệt, cây lúa cũng đã chịu tổn thương.
Cụ thể, khi lúa đẻ nhánh, sâu sẽ đục di chuyển vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hoại chức năng dẫn nhựa, làm cho lá non chuyển sang màu vàng và héo khô. Đến lúc lúa đứng cái làm đòng, sâu tập trung phá hại bên trong bẹ và đục vào ống, làm hỏng đòng lúa.
Thời kỳ trổ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông, bông lúa không trổ hoặc nếu trổ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông). Từ những dẫn chứng cụ thể đó, nếu bà con nông dân lơ là để sâu tấn công mạnh thì năng suất lúa sẽ sụt giảm rất nhiều.
Xét về hình thái sâu đục thân, bà con nông dân có thể nhận biết qua những đặc điểm điển hình như: Bướm sâu đục thân có màu vàng hoặc vàng nhạt, cánh trước mỗi bên của sâu có chấm đen rất rõ, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng. Khi sâu đậu có hình khum như mái nhà, thường vũ hoá ban đêm. Về quá trình sinh sản của sâu, trứng sâu đẻ thành ổ, hình bầu dục, trên mặt ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt. Sâu có 5 tuổi, vòng đời khoảng 30 - 40 ngày, tùy theo điều kiện ngoại cảnh và thức ăn. Theo đặc tính tự nhiên trứng sâu sẽ ở trên lá, sau khi nở, sâu con bò xuống gốc để đục vào bên trong cây lúa và gây hại.
Để quản lý dịch hại nói chung và sâu đục thân nói riêng, bà con nông dân cần thực hiện tốt các bước quản lý dịch hại tổng hợp ngay từ đầu. Theo đó, bà con nông dân cần làm đất và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, tiếp đến là chọn và xử lý giống để cây mạ khỏe mạnh, chọn mật độ sạ vừa phải để dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, bà con nên cân đối lượng phân bón sử dụng, đặc biệt là không bón thừa đạm, đồng thời bổ sung thêm dưỡng chất phù hợp để hỗ trợ cây lúa đủ sức khỏe, đảm bảo số chồi hữu hiệu.
Song song đó, thăm đồng thường xuyên là việc làm không thể thiếu để xác định đúng thời điểm xử lý thuốc, nên phun thuốc diệt trừ sâu, khi sâu non mới nở để đạt hiệu quả cao vì thời điểm này sâu vẫn chưa di chuyển vào thân lúa, thuốc sẽ dễ tiếp xúc với sâu.
Bà con nông dân lưu ý, cần chọn các loại thuốc uy tín, có đặc tính thấm sâu và lưu dẫn. Việc xác định thời điểm sâu non mới nở mang tính quyết định cao trong khâu quản lý sâu đục thân. Bà con nông dân có thể áp dụng theo kinh nghiệm thực tế là quan sát bướm sâu đục thân dạng 2 chấm, khi bướm rộ trên ruộng thì khoảng một tuần sau sẽ có sâu non, khi đó bà con tiến hành phun thuốc sẽ rất hợp lý.
Bà con có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm TT Checker 270SC của Công ty TNHH TM Tân Thành. Đây là sản phẩm với hoạt chất chuyên dụng, có tác động tiếp xúc vị độc, ức chế sâu non lột xác. Loại thuốc này có công dụng phòng trừ hiệu quả sâu đục thân, ngoài ra sản phẩm còn có hiệu quả đối với sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng. Liều lượng sử dụng TT Checker 270SC là: 40ml/bình 25L.
Bên cạnh đó, bà con nông dân nên bổ sung thêm cho cây lúa chất điều hòa sinh trưởng như sản phẩm sinh học Plastimula 1SL với liều lượng 30ml/bình 25L ở các thời kỳ quan trọng như: xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng. Việc sử dụng sản phẩm sinh học Plastimula 1SL sẽ kích thích rễ lúa phát triển, tăng khả năng hấp thu, tăng cường trao đổi chất. Từ đó, mầm lúa mạnh, rễ khỏe, gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, giúp lúa có đòng to bông bự và trổ thoát nhanh, trổ đồng loạt, đảm bảo cây lúa luôn khỏe mạnh trước áp lực dịch hại ngày một gia tăng.
Ngoài ra, khi sử dụng sản phẩm sinh học Plastimula 1SL vào 3 giai đoạn xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng còn giúp tiết kiệm 20% lượng phân bón trên đồng ruộng, gia giảm đáng kể chi phí đầu tư của bà con trong bối cảnh chi phí tăng cao như hiện nay.